Tìm hiểu chi tiết về nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam

Tranh sơn mài là loại hình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm phong cách hội hoạ Đông Dương của Việt Nam. Vậy bạn đã biết gì về dòng tranh này rồi? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của S Home Decor nhé.

Tranh sơn mài là gì?

Tranh sơn mài hiểu đơn giản là tranh vẽ bằng sơn trên bề mặt tấm gỗ phẳng. Sau khi vẽ xong, mặt tranh được mài đi để tạo độ bóng và hiệu ứng màu theo chủ đích của người hoạ sĩ.

Quy trình vẽ tranh rất phức tạp, để có tác phẩm đẹp và đúng ý thì người vẽ có thể phải thực hiện công đoạn sơn màu và mài rất nhiều lần.

Chính vì vậy, loại tranh này mang giá trị nghệ thuật rất cao và được xếp vào dòng tranh treo tường cao cấp.

Tranh sơn mài
Tranh sơn mài phố cổ Hà Nội

Quy trình vẽ tranh sơn mài

Làm phần cứng

Phần cứng của tranh (hay còn có tên gọi là vóc) là một tấm gỗ vuông có kích thước phù hợp với yêu cầu của bức tranh.

Trong đa số trường hợp thì công đoạn này sẽ do một người thợ chuyên làm vóc thực hiện chứ không phải do hoạ sĩ vẽ tranh làm.

Tranh sơn mài
Phần cứng tranh sơn mài

Tấm gỗ được xử lý bề mặt cho bằng phẳng, sau đó quét lên một lớp sơn sống (nhựa cây sơn chưa qua pha chế có khả năng bám dính) và bọc vải lên, rồi được mang đi ủ khoảng 2-3 ngày.

Ủ lần một xong, người ta dùng hỗn hợp gồm sơn sống, mùn cưa và đất sét trộn với nhau theo tỉ lệ đã định trước, rồi quét lên bề mặt tấm gỗ và tiếp tục ủ thêm lần thứ hai trong 2-3 ngày nữa.

Tranh sơn mài
Phần cứng tranh sơn mài

Cuối cùng, tranh được phủ một lớp sơn chín (nhựa cây sơn được đánh chín cùng với nhựa thông) và mài nhẵn bề mặt.

Làm phần mềm

Trước tiên, hoạ sĩ sẽ vẽ phác ý tưởng của mình lên khổ giấy có cùng kích thước với tấm gỗ bằng than đen hoặc chì và dùng giấy Can trong để can lại các nét vẽ phác.

Nguyên liệu để vẽ bao gồm vỏ trứng vịt hoặc gà, bột màu, son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai ốc điệp và sơn chín.

Các nguyên liệu có thể thay đổi được màu sắc bằng tác động nhiệt độ. Ví dụ vỏ trứng màu trắng sẽ chuyển sang vàng hoặc nâu.

Sau khi dùng sơn chín để gắn vỏ trứng lên các mảng bố cục theo giấy can, tranh sẽ được ủ khô trong 2-3 ngày tuỳ vào thời tiết.

Tranh sơn mài
Tạo hình tranh bằng vỏ trứng

Ủ xong thì tranh sẽ được mang đi mài những phần gắn vỏ trứng. Quá trình mài thường được bơm nước trực tiếp lên mặt tranh để hạn chế ma sát và bụi bám lên mặt vải.

Tranh sơn mài
Mài tranh sau khi ủ

Mài xong, tranh sẽ được đi nét bằng sơn đen, sơn cánh gián, bạc thiếp hoặc vàng thiếp theo bố cục những phần không gắn vỏ trứng rồi mang đi ủ tiếp.

Tranh sơn mài
Mài tranh sau khi ủ

Phần còn lại của tranh sẽ được hoàn thiện màu sắc qua nhiều lần phủ màu và mài như vậy, cho đến khi có được màu sắc và hiệu ứng đúng như ý định của người vẽ.

Cuối cùng, tranh sơn mài được phủ sơn màu cánh gián và phủ bóng để hoàn thiện.

Tranh sơn mài
Hoàn thiện màu tranh sơn mài

Lịch sử của tranh sơn mài Việt Nam

Chất liệu sơn mài đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử của Việt Nam với nghề sơn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, sơn mài được dùng để làm đồ thủ công mỹ ghệ, phủ lên các đồ vật với mục đích tăng độ bền cho đồ gỗ, hay sử dụng làm keo dán nhờ đặc tính nhựa dính của cây sơn.

Mãi cho đến năm 1930, hoạ sĩ người Pháp Joseph Inguimberty – một giảng viên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương lúc đó đã đề xuất đưa chất liệu sơn mài vào chương trình dạy học.

Từ đó, các hoạ sĩ Việt Nam đã tìm tòi, nghiên cứu và phát triển ra dòng tranh sơn mài này.

Tranh sơn mài
Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long – hoạ sĩ Phạm Hậu

Ở thời kì đầu, nguyên liệu vẽ tranh khá đơn giản như: vỏ trứng, vỏ ốc, sò, điệp, son, cật tre… và sau này, để tăng thêm sự sang trọng, người ta dùng bột ngọc trai, bạc thếp và vàng thếp.

Ngày này, sơn chín ít được sử dụng hơn, thay vào đó là sơn Nhật, với ưu điểm thời gian sản xuất nhanh, tiện lợi và tranh cũng khô nhanh hơn.

Một số danh hoạ tiêu biểu

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) quê ông ở Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Tây cũ.

Ông từ theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và là thế hệ hoạ sĩ đầu tiên trong phong trào biến sơn mài từ đồ thủ công mỹ nghệ thành tác phẩm hội hoạ.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: cảnh nông thôn, thiếu nữ bên cây phù dung…

tranh sơn mài
Thiếu nữ bên hoa phù dung – hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ Nguyễn Sáng

Nguyễn Sáng (1923-1988) ông sinh ra ở làng làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho, nay là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1938 và cùng với hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, là cây cổ đại thụ của nghệ thuật sơn mài Việt Nam.

Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”.

tranh sơn mài
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ – hoạ sĩ Nguyễn Sáng

Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Nguyễn Tư Nghiêm (1918-2016) ông sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, ông theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1941 đến năm 1946.

Các tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là: Gióng, xuân hồ Gươm, người gác Văn Miếu…

tranh sơn mài
Xuân hồ Gươm – hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng

Nguyễn Đức Nùng (1914-1983) ông sinh ra và lớn lên tại Phú Lãm, Thanh Oai, Hà Nội.

Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1938 và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng ban hội hoạ Đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên Huế, chủ nhiệm khoa tại Đại học Mỹ Thuật Hà Nội…

Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến: bình minh trên nông trang, kết nạp Đảng trong tù, quay tơ dệt vải…

tranh sơn mài
Bình minh trên nông trang – họa sĩ Nguyễn Đức Nùng

Một số hoạ sĩ khác

Mỹ thuật Việt Nam còn rất nhiều các hoạ sĩ tài năng khác như: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Phan Kế An, Lê Quốc Lộc… với các tác phẩm đẹp, mang giá trị nghệ thuật cao và hiện đang được lưu giữ trong các viện bảo tàng trên toàn quốc.

Tranh sơn mài
Bác Hồ qua suối – hoạ sĩ Dương Bích Liên

Lời kết

Tranh Phố Cổ Hà Nội TT37
Tranh Phố Cổ Hà Nội TT37

Hy vọng bài viết này của S Home Decor sẽ giúp bạn hiểu được tranh sơn mài là gì. Nếu bạn cần tư vấn thêm về tranh treo tường thì hãy liên hệ shop theo thông tin trên website để được hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *